Hệ thống dây chuyền treo tự động cho ngành may

Hiện nay, phương thức phổ biến trong dây chuyền may công nghiệp như sản xuất theo bó thủ công; dây chuyền theo hàng; dây chuyền treo bán tự động, tự động. Sản xuất theo bó là cắt các chi tiết và gộp thành từng bó cho công nhân may. Từng bó phải mở ra và may ghép với nhau toàn bộ các chi tiết trong bó. Nhược điểm của cách này là tốn nhiều thời gian để mở bó, kiểm tra số hiệu để không may nhầm. Vì vậy tốn công lao động, mất nhiều thời gian, chất lượng may không cao. Đối với dây chuyền treo tự động toàn bộ, quá trình sản xuất được điều khiển bằng máy tính, công nhân có thể may mà không cần phải lấy chi tiết ra khỏi móc treo sản phẩm. Quy trình vận hành từ việc móc chi tiết may tại trạm nạp nguyên liệu, đến khi ra sản phẩm cuối cùng được thực hiện theo một vòng kín.

Để nâng cao năng suất, cần thay đổi phương pháp sản xuất từ dạng phương thức bó sang phương thức sản xuất từng bộ chi tiết hoàn chỉnh, trong đó sử dụng chuyền treo tự động với ứng dụng công nghệ CIM (hệ thống sản xuất tích hợp máy tính). Hệ thống này kiểm soát năng suất của thợ, điều khiển cung cấp nguyên liệu. Tuy nhiên, để sử dụng được dây chuyền may tự động cần người quản lý có trình độ, đơn hàng phải lớn mới khai thác hết hiệu quả, giá thành đầu tư cao (khoảng 3 tỷ đồng/dây chuyền may 50 lao động). Tại Việt Nam mới chỉ có một số công ty lớn đầu tư hệ thống dây chuyền treo tự động. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là những điều kiện khó đáp ứng được, nên phần lớn vẫn sử dụng các phương thức sản xuất thủ công.

Trước thực tế đó, Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật thương mại Nhất Tinh đã thực hiện để tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống chuyền treo tự động ngành may”, nhằm nâng cao năng suất so với phương thức may thủ công.

Sau hai năm, nhóm nghiên cứu đã thiết kế chế tạo được dây chuyền treo may công nghiệp phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam, lắp đặt được ở các không gian khác nhau, có thể may liên tục, không bị gián đoạn, giảm hàng ứ đọng trên dây chuyền. Hệ thống dây chuyền được thiết kế gồm: Băng tải chính; Thiết bị trạm may (băng tải, xích tải); Móc treo có chứa bộ định vị; Thiết bị máy chủ (hệ thống điều khiển); Phần mềm điều khiển và quản lý dây chuyền. Hệ thống có thể sử dụng cho các máy may phổ biến, may đa dạng các sản phẩm như áo sơ mi, quần tây, áo vest,…

Hệ thống chuyền treo đã được vận hành thử nghiệm, kiểm định các chỉ tiêu chất lượng và áp dụng thử nghiệm tại Công ty TNHH MTV may mặc Vĩnh Mai với kết quả hoạt động ổn định, hệ thống điều khiển thuận lợi cho người quản lý và công nhân may, giúp Công ty tăng 30% năng suất so với dây chuyền thủ công trước đây. Giá thành của hệ thống cũng phù hợp với khả năng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam (giảm khoảng 20% so với hệ thống nhập ngoại tương đương). Ngoài ra, thuận lợi trong việc bảo hành, sửa chữa và phát triển phần mềm quản lý.

Đề tài đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm qua. Hiện nhóm nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ chế tạo thiết bị công nghệ cao, chính xác cao, giúp chủ động trong sản xuất hàng loạt mà không phụ thuộc nguồn thiết bị nhập từ nước ngoài.

Tin tức khác

Tính Toán Chi Phí Sử Dụng Máy In Sơ Đồ So Với Làm Thủ Công
Gerber Accumark là một phần mềm thiết kế và sản xuất hàng may mặc chuyên dụng. Phần mềm này cung cấp cho người dùng một loạt các lệnh và công cụ để tạo ra các mẫu áo thun và các sản phẩm may mặc khác. Dưới đây là danh sách tất cả các lệnh được sử dụng trong Gerber Accumark, kèm theo mô tả và công dụng của từng lệnh.
Các lưu ý quan trọng khi sử dụng Gerber Accumark để nhảy size và sửa lỗi đường may
Việt Nam vượt Bangladesh thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới với trị giá 29 tỷ USD trong năm 2023. Đây là kết quả đánh giá thống kê thương mại thế giới mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với kết quả này, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và vượt Bangladesh về bán hàng may mặc trên toàn cầu. Sản phẩm may mặc "made in Vietnam" chiếm 6,4% thị phần thế giới. Năm 2010, thị phần chỉ là 2,9%.
Bài viết trình bày một số giải pháp hiệu quả để phát triển ngành may mặc của Việt Nam vào năm 2023. Nó bao gồm phân tích tình hình và xu hướng phát triển của ngành may mặc trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp để tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường xuất khẩu đa dạng hơn.
Theo số liệu thống kê mới nhất về thương mại thế giới năm 2021 do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố, Việt Nam đã vượt Bangladesh trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới.
Flex Offer by Lectra là giải pháp mới từ Lectra, giúp các nhà sản xuất thời trang tăng biên lợi nhuận, đồng thời tránh lãng phí nguyên liệu bằng cách sử dụng công nghệ đám mây, Internet Vạn vật và trí tuệ nhân tạo.
Dệt may, da giày, gỗ, điện tử, sản xuất, lắp ráp ôtô… là những ngành luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đang phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Điều này ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh.