Ra mắt giác sơ đồ khối lượng lớn cho nhà sản xuất thời trang

Lectra - nhà cung cấp các giải pháp công nghiệp thông minh (phần mềm, phần cứng, dữ liệu và dịch vụ) cho các nhãn hàng, nhà sản xuất và nhà bán lẻ cho ngành thời trang, ô tô, đồ nội thất… ra mắt dịch vụ mới dành cho các nhà sản xuất thời trang là: Flex Offer by Lectra.
Đại diện Lectra cho biết, giải pháp SaaS (Software as a Service) này dành cho giác sơ đồ với khối lượng lớn, được thiết kế và phát triển đặc biệt nhằm giúp các nhà sản xuất ứng phó với những thách thức, thay đổi trên thị trường.
Do vải chiếm 70% tổng chi phí sản xuất quần áo, việc tiết kiệm vải sẽ giúp duy trì, thậm chí tăng biên lợi nhuận. Với “sức mạnh” từ điện toán đám mây, quá trình xử lý đơn đặt hàng được nâng cao, có thể xử lý hàng trăm sơ đồ mỗi giờ.
Nhà sản xuất thay đổi “cuộc chơi” vì nhu cầu thị trường
Giữa thị trường đa dạng “người bán, kẻ mua”, người tiêu dùng hiện nay muốn có nhiều lựa chọn hơn, cả tại cửa hàng và mua bán trực tuyến. Họ cũng quan tâm đến tác động môi trường khi mua sản phẩm, đánh giá cao tính bền vững. Những yêu cầu này đang thúc đẩy các nhãn hiệu làm mới BST thường xuyên hơn, chẳng hạn như: tăng số lượng phiên bản đặc biệt, BST giới hạn, rút ngắn thời gian sản xuất cho các sản phẩm phức tạp có yêu cầu nghiêm ngặt....
Những nhu cầu mới này đang thay đổi “cuộc chơi” đối với các nhà sản xuất. Những nhà sản xuất cần xử lý mỗi mẫu với số lượng nhỏ, đa dạng sản phẩm và chứng kiến ​​sự gia tăng theo cấp số nhân của đơn đặt hàng.
Ngoài ra, các nhãn hiệu đang gia tăng nhu cầu sản xuất "thời trang mì ăn liền", điều sẽ đòi hỏi tốc độ phản ứng nhanh. Để duy trì biên lợi nhuận, nhà sản xuất phải xác định lượng nguyên liệu họ cần với độ chính xác cao. Do vậy, họ cần một hệ thống cho phép tối ưu hóa quy trình làm việc, ứng phó với thời kỳ cao điểm và tránh tình trạng tắc nghẽn.
Giải pháp công nghệ giúp tăng biên lợi nhuận, tránh lãng phí
Flex Offer by Lectra là giải pháp giác sơ đồ tự động được lưu trữ trên đám mây, giúp tối ưu hóa việc quản lý tiêu thụ sản phẩm ở mọi bước: từ yêu cầu báo giá và đặt hàng nguyên liệu đến sản xuất. Giải pháp xác định lượng vải cần thiết, ngăn ngừa cả tình trạng thừa và thiếu vải, đồng thời đảm bảo tuân thủ các thông số kỹ thuật của khách hàng.
Các thuật toán có sẵn của giải pháp sẽ xử lý đồng thời tất cả các yêu cầu giác sơ đồ trên nền tảng đám mây, nhờ vậy doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cho các nhà sản xuất và không còn bị giới hạn về phần cứng máy tính.
Dịch vụ cung cấp các tính năng hỗ trợ mọi bước, từ định phí và tạo RFQ (Request for Quotation), thu mua đến sản xuất (Flex Nest Cost & Bid, Flex Nest Procurement, Flex Nest Production).

Tin tức khác

Gerber Accumark là một phần mềm thiết kế và sản xuất hàng may mặc chuyên dụng. Phần mềm này cung cấp cho người dùng một loạt các lệnh và công cụ để tạo ra các mẫu áo thun và các sản phẩm may mặc khác. Dưới đây là danh sách tất cả các lệnh được sử dụng trong Gerber Accumark, kèm theo mô tả và công dụng của từng lệnh.
Các lưu ý quan trọng khi sử dụng Gerber Accumark để nhảy size và sửa lỗi đường may
Việt Nam vượt Bangladesh thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới với trị giá 29 tỷ USD trong năm 2023. Đây là kết quả đánh giá thống kê thương mại thế giới mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với kết quả này, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và vượt Bangladesh về bán hàng may mặc trên toàn cầu. Sản phẩm may mặc "made in Vietnam" chiếm 6,4% thị phần thế giới. Năm 2010, thị phần chỉ là 2,9%.
Bài viết trình bày một số giải pháp hiệu quả để phát triển ngành may mặc của Việt Nam vào năm 2023. Nó bao gồm phân tích tình hình và xu hướng phát triển của ngành may mặc trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp để tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường xuất khẩu đa dạng hơn.
Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật thương mại Nhất Tinh đã nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống dây chuyền treo tự động cho ngành may, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành đầu tư thiết bị cho các doanh nghiệp may mặc trong nước.
Theo số liệu thống kê mới nhất về thương mại thế giới năm 2021 do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố, Việt Nam đã vượt Bangladesh trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới.
Dệt may, da giày, gỗ, điện tử, sản xuất, lắp ráp ôtô… là những ngành luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đang phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Điều này ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh.